Nhiều khách hàng gặp rủi ro trong quá trình kinh doanh dẫn đến việc mất khả năng thanh toán khoản vay với ngân hàng. Điều này gây nên áp lực không nhỏ cho mỗi khách hàng khi có nhu cầu vay vốn. Vay tiền ngân hàng mất khả năng trả nợ có phải ngồi tù hay không, cùng tìm hiểu câu trả lời ngay bây giờ.
Các hình thức vay vốn ngân hàng
Vay vốn ngân hàng đang ngày càng trở nên phổ biến bởi nó giúp khách hàng giải quyết được những vấn đề tài chính một cách kịp thời. Hiện nay có một số hình thức vay vốn ngân hàng chính được đông đảo khách hàng lựa chọn đó là:
- Vay tín chấp: Hình thức vay vốn dựa vào khả năng tài chính,năng lực của khách hàng.
- Vay thế chấp:Hình thức này đòi hỏi khách hàng cần có tài sản thế chấp với ngân hàng. Tài sản thế chấp này là tài sản có giá trị về mặt tài chính và thuộc quyền sở hữu của chính khách hàng vay vốn
- Vay thấu chi: Là hình thức cho vay khi khách hàng có nhu cầu sử dụng vốn tức thời, vượt số tiền hiện có trong tài khoản cá nhân. Số tiền khách hàng được vay tối đa sẽ gấp 5 lần số lương của khách hàng.
- Vay trả góp: Đây là hình thức cho vay mà tiền gốc gốc và tiền lãi mỗi tháng bằng nhau.
Mỗi hình thức vay vốn đều có những ưu và nhược điểm riêng. Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng vốn mà khách hàng nên cân nhắc để lựa chọn hình thức vay vốn phù hợp.
Hiểu rõ về việc mất khả năng chi trả nguồn vốn ngân hàng
Theo quy định của Bộ Luật dân sự, cụ thể điều 463 có nêu rõ: “Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.”
Cũng trong Luật này, nghĩa vụ của bên vay vốn cũng được đề cập:
- Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
- Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.
- Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thỏa thuận khá.
- Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
- Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau: Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này; Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Vay vốn mất khả năng chi trả có phải ngồi tù hay không?
Tùy thuộc vào mức độ, thời gian chi trả khoản nợ của khách hàng mà ngân hàng sẽ đưa ra những cách xử lý hợp lý nhất. Đầu tiên, ngân hàng sẽ thông báo đến khách hàng cụ thể các thông tin khoản vay, việc chậm trễ thanh toán để khách hàng nắm rõ về khoản nợ và chủ động chi trả sớm nhất.
Sau khi đã thông báo, nếu khách hàng vẫn chưa có khả năng chi trả, ngân hàng có thể sử dụng một số biện pháp cưỡng chế, thu hồi tài sản có giá trị.Nếu khoản vay quá lớn, ngân hàng đã thông báo nhưng không nhận được phản hồi của khách hàng, ngân hàng rất có thể sẽ kiện bạn ra tòa.
Theo quy định nếu khách hàng chậm trễ thanh toán không có khả năng thanh toán các khoản vay có thể bị xếp vào tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản và hình thức xử phạt sẽ từ 1 đến 7 năm tù.
Trong thời gian ngân hàng gửi đơn lên tòa, khách hàng sẽ có 4 tháng để có thể huy động vốn từ người thân nhằm thanh toán khoản vay. Khi hoàn tất khoản vay, khách hàng có thể trao đổi lại với ngân hàng nhằm rút đơn kiện.
Như vậy câu trả lời cho câu hỏi mất khả năng trả nợ vốn vay ngân hàng đã rõ. Mong rằng những thông tin trong bài viết sẽ giúp ích cho bạn đọc trong quá trình vay vốn hiện tại và sau này. Nếu còn bất kì điều gì thắc mắc, bạn đọc có thể liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tối đa nhất.