Nợ xấu luôn là nỗi lo lắng của đại đa số khách hàng khi đi vay vốn. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến nợ xấu và những khoản nợ xấu cũng ảnh hưởng trực tiếp đến các giao dịch tài chính của khách hàng. Rất nhiều khách hàng đang nợ xấu thắc mắc rằng nợ số tiền bao nhiêu sẽ bị khởi kiện ra tòa và làm thế nào để khắc phục tình trạng này.
Nợ xấu xuất phát từ đâu?
Nợ xấu là khái niệm dùng để chỉ những khoản nợ mà khách hàng chậm trễ thanh toán với ngân hàng. Những khoản nợ này có thể là số tiền vay gốc hoặc cũng có thể là số tiền lãi suất mà khách hàng chưa thanh toán.
Hiện nay nợ xấu được chia làm 5 nhóm theo mức độ chậm trễ thanh toán khoản vay của khách hàng. Các nhóm nợ xấu theo thứ tự từ 1 đến 5 tương đương mức nợ xấu tăng dần. Cách phân chia này không căn cứ vào số tiền khách hàng nợ mà phụ thuộc hoàn toàn vào thời gian chậm trễ thanh toán của khách hàng.
Những khách hàng nợ xấu từ nhóm 3 trở lên sẽ không được phép vay vốn tại bất kì ngân hàng hay tổ chức tín dụng nào dù đó là hình thức vay vốn thế chấp, tín chấp hay vay vốn trả góp. Ngoài ra, để có thể xóa thông tin nợ xấu trên hệ thống của Trung tâm tín dụng Quốc gia CIC, khách hàng sẽ cần chờ đợi 60 tháng kể từ ngày hoàn tất các khoản nợ. Với những khách hàng nợ xấu nhóm 1,2, thời gian xóa nợ ngắn hơn chỉ 12 tháng.
Nợ xấu có bị khởi kiện?
Những khách hàng đang nợ xấu nhưng chưa thể có đủ tài chính để thanh toán với ngân hàng chắc hẳn đang rất lo lắng đến việc bị khởi kiện. Vậy thực chất nợ xấu có bị khởi kiện hay không? Câu trả lời là có.
Khách hàng chậm trễ thanh toán sẽ được xếp vào các nhóm nợ xấu theo quy định. Tuy nhiên, nếu khách hàng đã hoặc đang nợ xấu ở nhóm 5 nhưng vẫn không có bất kì động thái nào để thanh toán hay thông tin lại với ngân hàng thì rất có thể ngân hàng sẽ gửi đơn kiện bạn ra tòa.
Nếu số tiền nợ xấu nhỏ hoặc khách hàng đã tất toán khoản vay trước đó, ngân hàng sẽ liên lạc với bạn để thông báo về việc tất toán nhằm tránh những rủi ro cho cả hai bên.
Nợ xấu bị khởi kiện có thể chịu những mức án nào?
Theo quy định hiện hành, nếu khách hàng nợ xấu trực tiếp làm việc với ngân hàng, chịu hợp tác và tuân thủ các quy định về nợ xấu, thông báo với ngân hàng về phương thức và thời gian thanh toán sẽ không bị kết tội trốn tránh trách nhiệm hay tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Cụ thể tại điều 175 Bộ Luật hinhh sự có quy định:
“Người nào thực hiện một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật hình sự, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại hoặc tài sản có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
- Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;
- Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.”
Cũng trong điều này quy định rõ ràng về việc những người có hành vi chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng có thể bị phạt từ 2 đến 7 năm tù. Những người chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng có thể bị phạt từ 05 đến 12 năm tù.
Như vậy, nếu đang thuộc các nhóm nợ xấu, khách hàng nên nhanh chóng lên kế hoạch tài chính để sớm thanh toán với ngân hàng. Bạn cũng không nên từ chối các cuộc gọi thông báo hay tỏ thái độ với nhân viên ngân hàng. Nếu chưa thể tất toán, bạn hãy trao đổi với ngân hàng để tìm giải pháp phù hợp nhất.
Những điều cần làm để tránh bị khởi kiện khi nợ xấu
Để tránh bị khởi kiện khi chậm trễ thanh toán khoản vay, khách hàng nên lưu ý một số điều sau đây:
- Thông báo với ngân hàng về khả năng chi trả của bản thân.
- Thường xuyên kiểm tra, cập nhật tình trạng nợ xấu của mình trên hệ thống CIC.
- Lập kế hoạch tài chính, huy động vốn vay từ các nguồn khác nhau để tất toán khoản nợ.
- Không trốn tránh trách nhiệm, thẳng thắn trao đổi với nhân viên ngân hàng tình trạng tài chính hiện tại.
- Chấp hành các quy định về nợ xấu cũng như các quy định của ngân hàng về các hoạt động vay vốn khi nợ xấu.
Bài viết này là những thông tin về việc bị khởi kiện khi nợ xấu. Nếu đang trong danh sách nợ xấu hoặc có bất kì thắc mắc nào về nợ xấu, bạn đọc có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn, hỗ trợ và giải đáp sớm nhất.