Nhà mái thái đang là mẫu nhà hot nhất tại Việt Nam hiện nay bởi kiểu dáng đẹp, giá thành phải chăng. Nắm được cách tính chi phí xây nhà mái thái sẽ giúp chủ nhà chuẩn bị được tài chính cũng như tối ưu hóa giá thành xây nhà. Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn cách tính chi phí xây nhà mái thái chi tiết nhất hiện nay.
Các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí xây dựng nhà mái thái
Diện tích
Diện tích ngôi nhà là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới chi phí xây dựng nhà mái thái. Diện tích nhà càng lớn thì chi phí xây dựng càng cao và ngược lại.
Thiết kế, kiến trúc
Kiến trúc thiết kế của một ngôi nhà mái thái có ảnh hưởng trực tiếp tới giá thành xây dựng của ngôi nhà đó. Với những thiết kế cầu kỳ, phức tạp thì chi phí sẽ cao hơn so với những ngôi nhà mái thái có thiết kế đơn giản.
Vật liệu xây dựng
Giá vật liệu xây dựng trên thị trường không ổn định, tùy vào từng thời điểm xây nhà mái thái mà giá thành vật liệu xây dựng có sự thay đổi khác nhau. Các loại vật liệu chính cần thiết khi xây nhà:
- Sắt thép
- Gạch ốp tường, gạch lát nền nhà, nền phòng, WC…
- Cát bê tông, cát xây tường
- Xi măng đổ bê tông, xi măng tô tường
- Đá 1×2, đá 4×6
- Đường ống nước, dây điện âm tường…
- Sơn tường.
Chi phí nhân công
Chi phí nhân công sẽ phụ thuộc vào từng địa phương ở thành thị hay nông thôn. Thông thường, chi phí nhân công sẽ dao động từ 1.4 – 1.7 triệu/m2. Dựa vào mức chi phí này cùng với diện tích tổng của ngôi nhà mà bạn có thể tính toán được chi phí để có sự chuẩn bị đầy đủ về tài chính.
Cách tính chi phí xây dựng nhà mái thái
Tùy thuộc vào từng loại nhà mái thái mà cách tính chi phí sẽ khác nhau. Dưới đây là ví dụ về tính chi phí xây dựng nhà mái thái cấp 4.
Tầng trệt: 100%
- Mái:
- Mái tôn: 30% diện tích mái.
- Mái bằng: 50% diện tích mái.
- Mái ngói hệ vì kèo: 70% diện tích mái.
- Mái bê tông cốt thép dán ngói: 100% diện tích mái.
- Sân: 50% đơn giá xây thô.
>> Tham khảo: Chi phí xây dựng nhà 2 tầng theo từng diện tích
Cách tính chi phí móng nhà:
- Móng đơn, móng gạch: Không tính
- Móng băng một phương: 50% x diện tích tầng 1 x đơn giá phần thô.
- Móng băng hai phương: 70% x diện tích tầng 1 x đơn giá phần thô.
- Móng cọc (ép tải): [250.000đ/m x số lượng cọc x chiều dài cọc] + [Nhân công ép cọc: 20.000.000 đ]+ [Hệ số đài móng: 0.2 x diện tích tầng 1(+sân) x đơn giá phần thô]
- Móng cọc (khoan nhồi): [450.000 đ/m x số lượng cọc x chiều dài cọc]+ [Hệ số đài móng: 0.2 x diện tích tầng 1(+sân) x đơn giá phần thô]
Đơn giá xây dựng:
Đơn giá phần thô dao động: 3 triệu/m2 – 3,5 triệu/m2. Đơn giá xây dựng toàn bộ sẽ dao động từ 4,5 – 4,7 triệu/m2.
Từ cách tính chi phí nhà mái thái cấp 4, bạn có thể áp dụng tương tự với các kiểu nhà mái thái khác.
>> Xem thêm: Mẫu nhà 2 tầng mái thái đẹp nhất hiện nay
Trên đây là hướng dẫn cách tính chi phí xây nhà mái thái chi tiết.Qua bài viết hy vọng bạn đọc đã nắm được cách tính xây nhà mái thái để tối ưu chi phí khi xây dựng và hạn chế những phát sinh không đáng có trong quá trình xây nhà.